Thang điểm là thang đo quy định được tính bằng con số hoặc bằng chữ, dùng để đánh giá xếp loại học sinh, sinh viên về học lực trong Hệ thống giáo dục của một quốc gia hay để đánh giá thí sinh trong các cuộc thi như trong thể thao, trong các cuộc thi sắc đẹp hay nhiều loại hình thi đua khác.
Thang điểm đại học là quy đinh xếp loại bằng tốt nghiệp đại học
GPA là tiêu chí đầu tiên đánh giá bộ hồ sơ của thí sinh. Thông qua điểm GPA sẽ có cái nhìn tổng quan về trình độ học thuật cũng như mức độ cố gắng, nỗ lực trong học tập. Để hiểu chi tiết hơn về GPA hãy theo dõi bài viết sau nhé!
Xem thêm : Top trường đại học tại hà nội
GPA là gì?
GPA – Grade Point Average có nghĩa là điểm trung bình học tập và được dùng để đánh giá năng lực học sinh trong suốt quá trình học.
Điểm GPA là gì?
Điểm GPA ở Việt Nam là điểm trung bình học tập.
GPA out of là một cụm tiếng Anh dùng để chỉ thang điểm được đề cập theo hệ số nào.
Ví dụ: GPA out of 4 dùng để chỉ điểm theo hệ số 4. GPA out of 10 dùng để chỉ điểm theo hệ số 10.
Thang điểm GPA
Thang điểm GPA được hiểu đơn giản và chính xác nhất là thang điểm 4 – theo hệ thống giáo dục nước Mỹ. Tuy nhiên mỗi quốc gia có thể sử dụng một thang điểm riêng để đánh giá, phân loại học sinh, sinh viên.
Như các quốc gia phương Tây sử dụng thang điểm chữ – letter grade (A, B, C, D, F) để đánh giá kết quả học tập.
Cách tính điểm GPA đại học
– Công thức:
Ví dụ: Nếu kết quả học tập trong 1 kỳ của bạn đạt như sau: Đại số: 7, Giải tích: 8, Vật lý: 5. (Trong đó Đại số 3 tín chỉ, Giải tích 5 tín chỉ, Vật lý 4 tín chỉ).
Điểm GPA của bạn sẽ là: GPA=[(7*3)+(8*5)+(5*4)]/(3+5+4).
Như vậy theo thang điểm 10 thì GPA của bạn là 6.75.
Cách tính điểm GPA trung học phổ thông
– Công thức:
Ví dụ: Nếu điểm tổng kết trong 3 năm cấp 3 của bạn là 6.8 – 7.2 – 7.9 thì điểm GPA của bạn sẽ là: GPA=(6.8 + 7.2 + 7.9)/3 = 7.3.
Như vậy theo thang điểm 10 thì GPA của bạn là 7.3.
Phân loại học sinh theo thang điểm 10
Tiêu chuẩn xếp loại học lực học sinh theo học kì và cả năm theo thang điểm 10
Hệ thống phân loại trên thang điểm 10 | Tương đương | Danh hiệu (tiếng Việt) | Tỉ lệ điểm số của học sinh (%) | |
---|---|---|---|---|
9-10 | A+Zrt | 4.0 | Xuất sắc | Khoảng 5% số học sinh |
8-9 | A | 3.5 | Giỏi | 5-10% |
7-8 | B+ | 3.0 | Khá | 20-25% |
6-7 | B | 2.5 | Trung Bình | 40-50% |
5-6 | C | 2.0 | Yếu | 5-10% |
<5 | D/F | =<1.0 | Kém/Không đạt/Trượt |
Thang điểm chữ
Là thang điểm ghi bằng chữ được sử dụng tại nhiều trường Đại học trên thế giới. Ở Việt Nam, thang điểm chữ được quy định tại Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam) do Thứ trưởng Bành Tiến Long ký.
Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam, điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
1. Phân loại
- A (8.5 – 10) Giỏi
- B (7.0 – 8.4) Khá
- C (5.5 – 6,9) Trung bình
- D (4.0 – 5,4) Yếu
- F (dưới 4.0) Kém
Ở một số trường đại học tại Việt Nam còn xét thêm B+ C+ D+, do đó loại đạt được đánh giá như sau:
- A (8.5- 10) Giỏi
- B+ (8.0 – 8.4) Khá giỏi
- B (7.0 – 7.9) Khá
- C+ (6.5 – 6.9) Trung bình khá
- C (5.5 – 6,4) Trung bình
- D+ (5.0 – 5.4) Trung bình yếu
- D (4.0 – 4.9) Yếu
- F (dưới 4.0) Kém
Hầu hết các trường đại học Hoa Kỳ chỉ sử dụng chấp nhận tiêu chuẩn của A, B, C, D. Do đó, A +, B +, C + được chuyển đổi xuống mức A, B, C, D tương ứng.
Thang điểm 4
Là thang điểm được quy đổi từ thang điểm chữ như sau.
- A tương ứng với 4
- B+ tương ứng với 3.5: xuất sắc
- B tương ứng với 3.2: giỏi
- C+ tương ứng với 2.5:khá
- C tương ứng với 2: trung bình
- D+ tương ứng với 1.5
- D tương ứng với 1
- F tương ứng với 0
Quy đổi từ thang điểm 4 sang thang điểm 10 trong xếp loại tốt nghiệp đại học
Việc sử dụng cùng lúc hai loại thang điểm, thang điểm 4 theo phương pháp học chế tín chỉ và thang điểm 10 theo phương pháp học phần niên chế ở nhiều trường Đại học và Cao đẳng tại Việt Nam gây khó khăn cho các cơ quan tuyển dụng và các tổ chức cấp học bổng trong việc so sánh, đối chiếu thành tích học tập của sinh viên. Vì vậy người ta đề ra quy tắc quy đổi từ thang điểm 4 sang thang điểm 10. Mặt khác, đây cũng là bước trung gian để quy đổi từ thang điểm 4 theo quy chế đào tạo tín chỉ sang thang điểm 100 trong Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của Việt Nam ban hành năm 2012 (thang điểm 10 nhân với 10 thành thang điểm 100).
Xem thêm : Phôi bằng – Mẫu bằng tốt nghiệp đại học
Cách xếp loại học lực đại học
Xếp loại tốt nghiệp đại học vẫn được áp dụng ở mẫu bằng tốt nghiệp đại học mới. Theo như BGD dự thảo thông tư 30/12/2019 thì bằng tốt nghiệp đại học sẽ không xếp loại là hướng đi hợp lệ như vậy phù hợp với luật giáo dục quốc tế.
Bằng ưu hay bằng đỏ là cách gọi khác cho người đã đạt thành tích xếp loại giỏi trong quá trình học đại học.
- Theo thông tư, từ ngày 1-3, trên văn bằng tối nghiệp đại học không còn ghi hệ đào tạo như chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa… như hiện nay. Nhưng bằng tốt nghiệp đại học do các trường cấp vẫn có thể ghi loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá hay trung bình.
Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
Theo thang đại học điểm 4: để đánh giá xếp loại tốt nghiệp đại học, cao đẳng
– Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
– Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
– Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
– Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
– Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
– Dưới 1,0: Kém.
Theo thang đại học điểm 10: để đánh giá xếp loại tốt nghiệp đại học, cao đẳng
– Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
– Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
– Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
– Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
– Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
– Dưới 4,0: Kém.
Tìm hiểu về hệ thống tín chỉ của Việt Nam
Hiện tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã và đang triển khai áp dụng phương pháp học và xếp loại theo hình thức hệ thống tín chỉ. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của hệ thống ECTS.
Mỗi tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận trên lớp; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Tùy thuộc vào khối kiến thức sẽ có từ 2 đến 4 tín chỉ cho một môn học. Trong 4 năm học đại học thì số tín chỉ tích lũy của 1 sinh viên thường dao động trong khoảng từ 120 – 150 tín chỉ.
Cách Giúp Bạn Đạt Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Loại Giỏi Hiệu Quả Nhất
Để những lợi thế to lớn khi sở hữu bằng giỏi trong tay, ngoài những điều kiện được quy định sẵn bởi các trường đại học, trên thực tế, bản thân sinh viên có thể “thủ sẵn” nhiều cách để có thể giúp bạn sở hữu bằng giỏi hiệu quả nhất.
Xác Định Mục Tiêu Học Tập Ngay Từ Đầu
Rời khỏi cổng trường trung học phổ thông, lên đại học là một môi trường hoàn toàn mới. Những biến đổi về môi trường, cám dỗ, việc có thể ảnh hưởng học tập, sinh hoạt của bạn. Do vậy, bạn cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt, sự quyết tâm, mục tiêu học tập rèn luyện để đạt được được kết quả tập tốt. Bằng những bước đệm như thành tích, sinh viên giỏi từng học kỳ, bạn có thể có thêm động lực để vươn lên đạt kết quả cao nhất.
Tham Gia Tất Cả Những Giờ Học Trên Giảng Đường, Phát Biểu Ý Kiến
Để có điểm tốt, sự chuyên cần của bạn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. So với điểm số bạn đạt được qua thi cử, điểm chuyên cần, phát biểu chiếm đến 10%. Bằng việc bạn tham gia đầy đủ các giờ học, bạn có thể cải thiện đáng kể điểm số của bạn bằng việc làm cực kỳ đơn giản. Số lượng ngày lên lớp cho các môn học của bạn ít hơn rất nhiều so với hình thức học tập theo niên chế. Bạn cần phải bố trí thời gian của mình để không bỏ lỡ kiến thức hữu ích, năng nổ phát biểu để có được điểm chuyên cần tốt nhé.
Cách Đạt Bằng Xếp Loại Giỏi – Tự Học
Đại học chính là tự học. Bạn phải tự xác định tinh thần tự học khi bước lên đại học và mong muốn có được tấm bằng giỏi vì thời gian trên trường khá hạn chế. Muốn được bằng giỏi, bạn cần phải là chăm chỉ, trau dồi nghiên cứu để phục vụ cho những bài khóa luận, đồ án của mình thêm ấn tượng.
Như vậy, qua bài viết này, chắc chắn các bạn đã nắm rõ hơn về điều kiện tốt nghiệp đại học loại giỏi cũng như một cũng những cách hay giúp bạn có thể tốt nghiệp loại giỏi một cách hiệu quả nhất. Mong rằng những thông tin này thực sự hữu ích với bạn.
Các Thủ Tục Sinh Viên Cần Mang Theo Khi Đến Nhận Bằng
– Trường hợp sinh viên đã tốt nghiệp trực tiếp đến nhận bằng và hồ sơ:
- Sinh viên đến nhận bằng tốt nghiệp và hồ sơ cần mang theo một trong các loại giấy tờ sau: thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy tờ chứng nhận cá nhân khác có tính pháp lí.
- Các loại giấy tờ khác như: bằng lái xe, các loại thẻ cá nhân,… không được chấp nhận.
– Trường hợp sinh viên ủy quyền người khác đến nhận thay:
- Người đến nhận thay phải được sinh viên ủy quyền, khi đến nhận bằng phải mang theo giấy ủy quyền (có xác nhận của chính quyền địa phương), chứng minh nhân dân của cả người ủy quyền và người được ủy quyền.
- Trường hợp không có giấy ủy quyền hoặc giấy ủy quyền không có xác nhận của địa phương người được ủy quyền không được nhận bằng tốt nghiệp thay cho người ủy quyền.