Quản trị kinh doanh là ngành học đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, ngành của những con người có tính cách mở, hướng ngoại, dám làm dám chịu trách nhiệm. Vậy ngành này học những gì? Ra trường bạn sẽ làm gì? Giải đáp được những câu hỏi này chính là bước đầu tiên trong việc định hướng nghề nghiệp sau này.
Thực tế, các bạn sinh viên học đại học chính quy ngành quản trị kinh doanh có tỷ lệ thất nghiệp hoặc làm trái ngành khá cao. Các bạn chưa thực sự hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng là gì.
Quản trị kinh doanh là gì
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị. (Theo wiki )
Theo thống kê, có đến 60% tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành. Với ngành học mang tính hàn lâm như quản trị kinh doanh, tỷ lệ làm trái ngành thực tế còn cao hơn con số trung bình trên đây.
Học quản trị kinh doanh sẽ học những môn gì?
Đúng như tên ngành, một khi đã dấn thân vào Quản trị kinh doanh, trong suốt 4 năm đại học bạn sẽ dần quen mặt với các môn liên quan đến “Quản trị” và “Kinh doanh”.
Nói một cách dễ hiểu Quản trị kinh doanh chính là tập hợp kiến thức kinh tế của rất nhiều ngành nghề liên quan bao gồm: tài chính, kế toán, luật, marketing, Logistics, nhân sự…
Đăng ký học quản trị kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo đầy đủ những kiến thức kinh tế đặc biệt là về quản trị từ cơ bản cho tới chuyên sâu bao gồm:
- Quản trị doanh nghiệp
- Quản trị marketing
- Quản trị kế hoạch tài chính
- Quản trị nguồn nhân lực
- Quản trị về chiến lược kinh doanh
- Quản trị Logistic chuỗi cung ứng
Song song với các khối kiến thức về chuyên ngành kinh tế và quản trị, bạn cũng sẽ được học về tư duy hệ thống, kỹ năng đàm phán, kỹ năng ra quyết đình, kỹ năng lãnh đạo đội nhóm, kỹ năng quản trị và điều hành doanh nghiệp…
Các bằng cấp học thuật
Cử nhân Quản trị Kinh doanh (Bachelor of Business Administration)
Cử nhân Quản trị Kinh doanh (BBA, B.B.A., B.Sc.) là bằng cử nhân về thương mại và quản trị kinh doanh.
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Master of Business Administration)
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh là bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh tập trung vào quản lý.
Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (Doctor of Business Administration)
Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (viết tắt là DBA, D.B.A., DrBA, hoặc Dr.B.A.) là một nghiên cứu tiến sĩ được trao dựa trên nghiên cứu tiên tiến trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Tiến sĩ Quản lý (PhD in Management)
Tiến sĩ Quản lý là bằng cấp học tập cao nhất được trao về nghiên cứu khoa học quản lý.
Tiến sĩ Quản lý (Doctor of Management)
Một hình thức mới hơn của học vị tiến sĩ quản lý là Tiến sĩ Quản lý (Doctor of Management) (D.M., D.Mgt hoặc DMan).
Học Quản trị kinh doanh khó xin việc không?
Bởi vì ngành QTKD là một ngành học đặc biệt. Sinh viên được học tổng quan rất nhiều mảng trong doanh nghiệp. Ví như: Marketing, bán hàng, tài chính, nhân sự,…. Nên sinh viên QTKD như một nhân sự đa năng không chuyên về lĩnh vực gì.
Đó chính là điểm lợi và cũng là hạn chế của ngành Quản trị kinh doanh. Bởi khi đó các em sẽ phải tự xác định con đường sự nghiệp của mình là gì ngay từ khi là sinh viên. Để các em tự trau đồi kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp của ngành quản trị kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào việc các em có làm việc đúng ngành ngay sau khi tốt nghiệp hay không. Như bạn đã biết thực trạng việc làm của sinh viên QTKD. Sinh viên QTKD chủ yếu làm việc tại phòng Marketing hoặc phòng Kinh doanh. Trong khi nhân sự hai phòng này có nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất lớn tại các doanh nghiệp. Do vậy, nếu sinh viên ngành quản trị kinh doanh giỏi về kỹ năng máy tính, internet, marketing và bán hàng. Chắc chắn không quá khó để các em xin được việc làm ngay khi ra trường.
Ưu điểm của ngành Quản trị kinh doanh
- Học tư duy để trở thành nhà quản trị, nhà quản lý
- Có cơ hội khởi nghiệp kinh doanh cao
- Mang đến nhu cầu việc làm cao
- Có cơ hội được tiếp cận, học nhiều mảng kiến thức.
Điểm yếu của ngành Quản trị Kinh Doanh là gì?
Không phải cứ nhìn thấy ưu điểm của ngành Quản trị Kinh doanh này mà không quan tâm tới điểm yếu của nó. Trước khi quyết định theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh, bạn phải tìm hiểu những nhược điểm trong ngành để làm hành trang cho con đường sự nghiệp của mình trong tương lai.
Dưới đây là những điểm yếu được đưa ra cho bạn tham khảo:
-
Áp lực cao
Lý do được ưu tiên hàng đầu nếu bạn quyết định học ngành này. Nếu bạn không có khao khát mãnh liệt, đam mê chinh phục hay bạn nghĩ rằng nó nhàm chán so với các chuyên ngành khác thì ngành này sinh ra không dành cho bạn.
-
Yêu cầu người học chăm chỉ, thực hành bài học
Trong quá trình học trên trường có thể học lan man nhiều kiến thức và không đủ thời gian để học, để nắm vững kiến thức nếu không được thực hành ở các dự án thực tế ngay sau khi học xong.
-
Yêu cầu người học chủ động xử lý tình huống
Vì ngành học đào tạo những người có khả năng làm việc độc lập, quản lý cả một doanh nghiệp nên việc chủ động xử lý tình huống được yêu cầu cao đối với sinh viên khi theo học.
-
Nhiều sự lựa chọn đưa ra, không biết lựa chọn nào?
Vì là một ngành học rộng, được đào tạo cho nhiều lĩnh vực khác nhau nên bạn phân vân không biết nên chọn ngành học nào là phù hợp với mình.
-
Chấp nhận rủi ro thất nghiệp
Quản trị Kinh doanh là một ngành học rộng, khả năng chuyên sâu không được cung cấp đầy đủ. Bên cạnh đó, nếu bạn không có kinh nghiệm, không có kỹ năng tay nghề hay công ty không cần nhiều nhân sự, tỷ lệ chọi khi xin việc thì có khả năng thất nghiệp cao. Vì vậy, trước khi lựa chọn để theo đuổi, bạn nên cân nhắc suy nghĩ về vấn đề này.
Danh sách các trường đào tạo quản trị kinh doanh
Để hỗ trợ các bạn trong việc lựa chọn tìm hiểu và lựa chọn trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, mình đã tổng hợp danh sách các trường tuyển sinh ngành QTKD trong năm 2021 cùng với điểm chuẩn ngành này trong năm 2020 nhé.
(Danh sách các trường được chia theo từng khu vực và sắp xếp với mức điểm chuẩn từ cao xuống thấp, các bạn thuộc khu vực nào có thể kéo nhanh tới để tìm hiểu nhé.)
Các trường có ngành Quản trị kinh doanh như sau:
- Khu vực miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Hà Nội | 33.2 |
Đại học Ngoại thương | 27.45 |
Học viện Tài chính | 25.5 |
Đại học Kinh tế quốc dân | 27.2 |
Đại học Bách khoa Hà Nội | 25.75 |
Đại học Thương Mại | 25.8 |
Học viện Ngân hàng | 25.3 |
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông | 24.6 |
Viện Đại học Mở Hà Nội | 23.25 |
Đại học Công nghiệp Hà Nội | 23.55 |
Đại học Giao thông Vận tải | 23.3 |
Đại học Hàng hải | 23.25 |
Đại học Thủ đô Hà Nội | 29.83 |
Học viện Chính sách và Phát triển | 22.5 |
Đại học Thăng Long | 22.6 |
Đại học Thủy Lợi | 22.05 |
Đại học Công Đoàn | 22 |
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 19 |
Đại học Phenikaa | 18.05 |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 16 |
Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp | 17.5 |
Đại học Nguyễn Trãi | 19.75 |
Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội | 15.5 |
Đại học Thái Bình | 17.2 |
Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị | 15 |
Đại học Đại Nam | 15 |
Đại học Hòa Bình | 15 |
Đại học Điện lực | 17 |
Đại học Công nghệ Đông Á | 16 |
Đại học Sao Đỏ | 15.5 |
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội | 21 |
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam | 15 |
Đại học Phương Đông | 14 |
Đại học Hải Phòng | 14 |
Đại học Lao động – Xã hội | 20.5 |
Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh | 14 |
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên | 14.5 |
Đại học Hùng Vương | 15 |
Đại học Công nghiệp Việt Hung | 16 |
Đại học Mỏ địa chất | 16.5 |
Đại học Hải Dương | 15 |
Đại học Tây Bắc | 14.5 |
Đại học Công nghiệp Việt Trì | |
Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên | 16.1 |
Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định | 14 |
Đại học Hoa Lư | 14 |
Đại học Việt Bắc | 15 |
Đại học Thành Đông | 14 |
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh | 15 |
Đại học Dân lập Hải Phòng | 15 |
- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Tên trường | Điểm chuẩn 2021 |
Đại học Kinh tế Đà Nẵng | 25 |
Đại học Nha Trang | 21.5 |
Đại học Phan Châu Trinh | 15 |
Đại học Kinh tế Huế | 20 |
Đại học Tây Nguyên | 16 |
Đại học Đà Lạt | 17 |
Đại học Tài chính – Kế toán | 15 |
Đại học Khánh Hòa | 17 |
Đại học Quảng Bình | 15 |
Đại học Vinh | 16 |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh | 14.5 |
Đại học Duy Tân | 14 |
Đại học Đà Nẵng phân hiệu KonTum | 15.35 |
Đại học Thái Bình Dương | 14 |
Đại học Quy Nhơn | 15 |
Đại học Phan Thiết | 14 |
Đại học Đông Á | 14 |
Đại học Hồng Đức | 15 |
Đại học Yersin Đà Lạt | 15 |
Đại học Hà Tĩnh | 14 |
Đại học Phú Xuân | 16.5 |
Đại học Kinh tế Nghệ An | 14.1 |
Đại học Phạm Văn Đồng | 15 |
Đại học Quang Trung | 15 |
- Khu vực miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn 2021 |
Đại học Tôn Đức Thắng | 34.25 |
Đại học Ngoại thương cơ sở 2 | 27.65 – 28.15 |
Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM | 25.55 – 26.9 |
Đại học Kinh tế TPHCM | 24.2 |
Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM | 25.75 |
Đại học Ngân hàng TPHCM | 25.24 |
Đại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM | 26 |
Đại học Tài chính – Marketing | 25.3 |
Đại học Cần Thơ | 25.25 |
Đại học Mở TPHCM | 24.7 |
Đại học Sài Gòn | 23.26 – 24.26 |
Học viện Hàng không Việt Nam | 23.1 |
Đại học Nông lâm TPHCM | 23.3 |
Đại học Việt Đức | 20 |
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở TPHCM | 23.5 |
Đại học Công nghiệp TPHCM | 22.75 |
Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM | 22 |
Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM | 22 |
Đại học An Giang | 20 |
Đại học Tân Tạo | |
Đại học Công nghệ TPHCM | 18 |
Đại học Luật TPHCM | 23.25 – 24 |
Đại học Thủ Dầu Một | 16 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 15 |
Đại học Nam Cần Thơ | 21 |
Đại học Văn Lang | 18 |
Đại học Công nghệ Đồng Nai | 15 |
Đại học Văn Hiến | 15.05 |
Đại học Hoa Sen | 17 |
Đại học Nguyễn Tất Thành | 16 |
Đại học Quốc tế Miền Đông | 15 |
Đại học Tiền Giang | 21 |
Đại học Trà Vinh | 15 |
Đại học Cửu Long | 15 |
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu | 15 |
Đại học Tây Đô | 15 |
Đại học Lạc Hồng | 15 |
Đại học Hùng Vương TPHCM | |
Đại học Gia Định | |
Đại học Công nghệ Sài Gòn | 15 |
Đại học Bạc Liêu | 15 |
Đại học Đồng Nai | 18 |
Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương | 15 |
Đại học Đồng Tháp | 15 |
Đại học Kinh tế công nghiệp Long An | 15 |
Đại học Bình Dương | |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 15 |
Đại học Võ Trường Toản | 15 |