Blockchain là gì? Cách hoạt động, ứng dụng trong giáo dục như thế nào 2022

Xu hướng bảo mật hiện nay là ứng dụng công nghệ Blockchain. Các lĩnh vực như giáo dục, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, logistic …. sử dung công nghệ này để tăng cường tính an toàn.

Vậy Blockchain là gì ? Hoạt động như thế nào để đảm bảo tính an toàn bảo mật hãy cùng lambangdaihocuytin.com.vn tìm hiểu nhé!

Blockchain là gì?

Blockchain là hệ thống các khối hay chuỗi cơ sở dữ liệu được lưu trữ và truyền tải các khối thông tin (block). Các khối – chuỗi được liên kết với nhau nhờ mã hóa.

Các chuỗi hay khối thông tin được hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. Nó được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ không thông qua đơn vị trung gian.

Nghĩa là khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì không có cách nào thay đổi được. Chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người.

blockchain là gì
blockchain là gì

Xem thêm : Các Trường Đại Học Việt Nam Nổi Tiếng

Blockchain(chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. theo wiki

Công nghệ Blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ:

  • Mật mã học: để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function.
  • Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.
  • Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

  • Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có rất nhiều nút tham gia. Vì vậy, muốn tấn công được vào hệ thống Blockchain này cần chi phí rất lớn và thực sự không khả thi. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum,…
  • Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
  • Permissioned (hay còn gọi là Consortium): một dạng của Private nhưng bổ sung thêm 1 số tính năng khác, đây là sự kết hợp giữa Public và Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

Các phiên bản của công nghệ Blockchain

  • Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán: Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.
  • Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường: Ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
  • Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động: Đưa Blockchain vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật.

Các đặc điểm nổi bật của Blockchain

Blockchain có các đặc điểm nổi bật sau:

  • Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu.
  • Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.
  • Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối.
  • Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
  • Hợp đồng thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.

Xem thêm : Tại Sao Chứng Chỉ Tiếng Anh Quan Trọng

Blockchain hoạt động như thế nào

Ứng dụng được biết đến và thảo luận nhiều nhất về công nghệ Blockchain chính là đồng tiền điện tử. Bitcoin là một đơn vị tiền tệ kỹ thuật số với mã là BTC, cũng giống như đô la Mỹ bản thân nó không mang giá trị, nó chỉ có giá trị bởi vì có một cộng đồng đồng ý sử dụng nó làm đơn vị giao dịch hàng hóa và dịch vụ.

Để theo dõi số lượng Bitcoin mà mỗi người sở hữu trong các tài khoản nhất định và theo dõi các giao dịch phát sinh từ đó thì chúng ta cần đến một cuốn sổ kế toán, trong trường hợp này nó chính là Blockchain và đây thực tế là một tệp kỹ thuật số theo dõi tất cả các giao dịch Bitcoin.

Tệp sổ cái này không được lưu trữ trong một máy chủ trung tâm, như trong một ngân hàng hoặc trong một trung tâm dữ liệu mà ngược lại nó được phân phối trên toàn thế giới thông qua một mạng lưới các máy tính ngang hàng với vai trò lưu trữ dữ liệu và thực thi các tính toán. Mỗi máy tính này đại diện cho một “nút” của mạng lưới Blockchain và mỗi nút đều có một bản sao của tệp sổ cái này.

Blockchain hoạt động như thế nào
Blockchain hoạt động như thế nào

Một ví dụ dễ hiểu về giao thức chuyển tiền điện tử

Nếu David muốn gửi Bitcoin cho Sandra, anh ta sẽ phát một thông báo tới mạng lưới và cho biết số lượng Bitcoin trong tài khoản của mình sẽ giảm 5 BTC và số lượng Bitcoin trong tài khoản của Sandra sẽ tăng lên tương ứng. Mỗi nút trong mạng sau đó sẽ nhận được thông báo này và ánh sạ giao dịch được yêu cầu vào bản sao sổ cái kế toán của họ, và theo đó số dư tài khoản của cả hai bên đều được cập nhật.

Nếu David muốn gửi Bitcoin cho Sandra, anh ta sẽ phát một thông báo tới mạng lưới và cho biết số lượng Bitcoin trong tài khoản của mình sẽ giảm 5 BTC và số lượng Bitcoin trong tài khoản của Sandra sẽ tăng lên tương ứng. Mỗi nút trong mạng sau đó sẽ nhận được thông báo này và ánh sạ giao dịch được yêu cầu vào bản sao sổ cái kế toán của họ, và theo đó số dư tài khoản của cả hai bên đều được cập nhật.

Nguyên lý mã hoá

Trên thực tế, cuốn sổ cái luôn được duy trì bởi các máy tính trong mạng ngang hàng được kết nối với nhau. Vì thế, nó sẽ có một số điểm khác biệt:

  • Trong hệ thống ngân hàng, chúng ta chỉ biết các giao dịch và số dư tài khoản của riêng mình thì trên Blockchain của bitcoin bạn có thể xem các giao dịch của tất cả mọi người.​
  • Mạng lưới Bitcoin là mạng lưới phân tán không cần bên thứ ba đóng vai trò trung gian xử lý giao dịch.​
  • Hệ thống Blockchain được thiết kế theo cách không yêu cầu sự tin cậy và bảo đảm bởi độ tin cậy có được thông qua các hàm mã hóa toán học đặc biệt.​

Để có thể thực hiện các giao dịch trên Blockchain, bạn cần một phần mềm sẽ cho phép bạn lưu trữ và trao đổi các đồng Bitcoin của bạn gọi là ví tiền điện tử. Ví tiền điện tử này sẽ được bảo vệ bằng một phương pháp mã hóa đặc biệt đó là sử dụng một cặp khóa bảo mật duy nhất: khóa riêng tư (private key) và khóa công khai (public key).

Nếu một thông điệp được mã hóa bằng một khóa công khai cụ thể thì chỉ chủ sở hữu của khóa riêng tư là một cặp với khóa công khai này mới có thể giải mã và đọc nội dung thông điệp.

Khi mã hóa một yêu cầu giao dịch bằng khóa riêng tư, có nghĩa là bạn đang tạo ra một chữ ký điện tử được các máy tính trong mạng lưới Blockchain sử dụng để kiểm tra chủ thể gửi và tính xác thực của giao dịch. Chữ ký này là một chuỗi văn bản và là sự kết hợp của yêu cầu giao dịch và khóa riêng tư của bạn.

Nếu một ký tự đơn trong thông điệp yêu cầu giao dịch này bị thay đổi thì chữ ký điện tử sẽ thay đổi theo. Vì thế, hacker khó có thể thay đổi yêu cầu giao dịch của bạn hoặc thay đổi số lượng Bitcoin mà bạn đang gửi.

Để gửi Bitcoin (BTC), bạn cần chứng minh rằng bạn sở hữu khóa riêng tư của một chiếc ví điện tử cụ thể bởi bạn cần sử dụng nó để mã hóa thông điệp yêu cầu giao dịch. Sau khi tin nhắn của bạn đã được gửi đi và được mã hóa thì bạn không cần phải tiết lộ khóa riêng tư của bạn nữa.

Quy tắc của sổ cái

Mỗi nút trong Blockchain đều đang lưu giữ một bản sao của sổ kế toán. Do vậy, mỗi nút đều biết số dư tài khoản của bạn là bao nhiêu. Hệ thống Blockchain chỉ ghi lại mỗi giao dịch được yêu cầu chứ không hề theo dõi số dư tài khoản của bạn.

Để biết số dư trên ví điện tử của mình thì bạn cần xác thực và xác nhận tất cả các giao dịch đã diễn ra trên mạng lưới mà có liên quan tới ví điện tử của bạn.

Việc xác minh “số dư” này được thực hiện nhờ các tính toán dựa vào liên kết đến các giao dịch trước đó. Nhìn vào hình trên, để gửi 10 BTC cho John, Mary cần tạo yêu cầu giao dịch bao gồm các liên kết đến các giao dịch đã diễn ra trước đó với tổng số dư bằng hoặc vượt quá 10 BTC.

Các liên kết này được xem như là giá trị đầu vào, các nút trong mạng lưới sẽ xác minh xem tổng số tiền của các giao dịch này bằng hoặc vượt quá 10 BTC không. Tất cả điều này được thực hiện tự động trong ví điện tử của Mary và được kiểm tra bởi các nút trên mạng lưới Bitcoin, Mary chỉ gửi một giao dịch 10 bitcoin tới ví của John bằng khóa công khai của John.

Thực tế là các nút sẽ kiểm tra tất cả các giao dịch có liên quan đến ví tiền điện tử bạn sử dụng trước đó để gửi Bitcoin (BTC) thông qua việc tham chiếu các lịch sử giao dịch. Có một bản ghi sẽ lưu trữ số BTC chưa được dùng và được các nút mạng lưu giữ giúp đơn giản hóa và tăng tốc quá trình xác minh. Vì thế, các ví tiền điện tử tránh được tình trạng chi tiêu đúp giao dịch.

Mã nguồn trên mạng lưới Bitcoin là nguồn mở, có nghĩa là bất kỳ ai có máy tính kết nối được internet đều có thể tham gia vào mạng lưới và thực hiện giao dịch.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ một lỗi nào trong mã nguồn được sử dụng để phát thông báo yêu cầu giao dịch thì các Bitcoin liên quan sẽ bị mất vĩnh viễn.

Hãy nhớ rằng, sẽ không có bộ phận hỗ trợ khách hàng hoặc không hề có bất cứ ai có thể giúp bạn khôi phục lại một giao dịch bị mất hoặc quên mật khẩu ví tiền điện tử của bạn vì đây là mạng phân tán. Vì thế, bạn cần phải lưu trữ mật khẩu hoặc khóa riêng tư của ví của bạn cực kỳ cẩn thận và an toàn.

Nguyên lý tạo khối

Các giao dịch sau khi được gửi lên trên mạng lưới Blockchain sẽ được nhóm vào các khối và các giao dịch trong cùng 1 khối (block) được coi là đã xảy ra cùng thời điểm. Các giao dịch chưa được thực hiện trong 1 khối được coi là chưa được xác nhận.

Mỗi nút có thể nhóm các giao dịch với nhau thành một khối và gửi nó vào mạng lưới như một hàm ý cho các khối tiếp theo được gắn vào sau đó. Bất kỳ nút nào cũng có thể tạo ra một khối mới. Vậy, câu hỏi đặt ra là: hệ thống sẽ đồng thuận với khối nào? khối nào sẽ là khối tiếp theo?

Để được thêm vào Blockchain, mỗi khối phải chứa một đoạn mã đóng vai trò như một đáp án cho một vấn đề toán học phức tạp được tạo ra bằng hàm mã hóa băm không thể đảo ngược.

Cách duy nhất để giải quyết vấn đề toán học như vậy là đoán các số ngẫu nhiên, những số khi mà kết hợp với nội dung khối trước tạo ra một kết quả đã được hệ thống định nghĩa. Điều này nhiều khi có thể mất khoảng một năm cho một máy tính điển hình với một cấu hình cơ bản có thể đoán đúng các con số đáp án của vấn đề toán học này.

Mạng lưới quy định mỗi khối được tạo ra sau một quãng thời gian là 10 phút một lần, bởi vì trong mạng lưới luôn có một số lượng lớn các máy tính đều tập trung vào việc đoán ra dãy số này. Nút nào giải quyết được vấn đề toán học như vậy sẽ được quyền gắn khối tiếp theo lên trên chuỗi và gửi nó tới toàn bộ mạng lưới.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu hai nút giải quyết cùng một vấn đề cùng một lúc và truyền các khối kết quả của chúng đồng thời lên mạng lưới? Trong trường hợp này, cả hai khối được gửi lên mạng lưới và mỗi nút sẽ xây dựng các khối kế tiếp trên khối mà nó nhận được trước tiên.

Tuy nhiên, hệ thống Blockchain luôn yêu cầu mỗi nút phải xây dựng trên chuỗi khối dài nhất mà nó nhận được. Vì vậy, nếu có sự mơ hồ về việc block nào là khối cuối cùng thì ngay sau khi khối tiếp theo được giải quyết thì mỗi nút sẽ áp dụng vào chuỗi dài nhất.

Do xác suất việc xây dựng các block đồng thời là rất thấp nên hầu như không có trường hợp nhiều khối được giải quyết cùng một lúc và nhiều lần tạo ra các khối nối đuôi khác nhau. Do đó, toàn bộ chuỗi-khối sẽ nhanh chóng ổn định và hợp nhất lại khi mà mọi nút đều đồng thuận.

Ứng dụng thực tiễn của công nghệ Blockchain trong cuộc sống

Một số ngành công nghiệp mà công nghệ Blockchain có thể tác động đến như:

  • Công nghệ giáo dục
  • Chế tạo (Manufacturing)
  • Công nghệ, truyền thông và viễn thông (Tech, media & Telecommunications)
  • Dịch vụ tài chính (Financial Services)
  • Nghệ thuật & Giải trí (Art & Recreation)
  • Chăm sóc sức khỏe (Healthcare)
  • Bảo hiểm (Insurance)
  • Bán lẻ (Retail)
  • Khu vực công (Public Sector)
  • Bất động sản (Property)
  • Nông nghiệp (Agricultural)
  • Khai thác (Mining)
  • Vận tải và Logistics (Transport & Logistics)
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật (Utility)

Hiện nay có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn đang xây dựng mạng lưới của riêng mình bằng công nghệ Blockchain. Chắc chắn rằng Blockchain sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong vài năm tới ở Việt Nam và đóng vai trò ngày càng lớn trong việc thay đổi thế giới CNTT.

Xem thêm : Nhận Làm Bằng Đại Học Online Trực Tuyến

Tác động của blockchain đối với giáo dục

Ứng dụng blockchain vào giáo dục có thể mang lại nhiều tác động. Thông tin lưu trữ trên chuỗi khối không chỉ là dữ liệu bảng điểm mà còn cả quá trình đào tạo, kinh nghiệm thực tế, lịch sử tuyển dụng của từng cá nhân. Trong thực tế, khi đăng ký tuyển dụng hoặc xin học bổng nhiều, thường xuyên xảy ra tình huống ứng viên đã cung cấp thông tin của mình không chính xác, đa phần là kê khai thông tin cao hơn so với năng lực, trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân nhằm đáp ứng đủ điều kiện xét/thi tuyển.

Ngoài ra, blockchain còn có thể được ứng dụng để thực thi tự động các điều khoản trong quy chế đào tạo thông qua hình thức hợp đồng thông minh của blockchain. Hợp đồng thông minh giúp xử lý vấn đề “không giữ lời hứa”. Trong hợp đồng truyền thống, hai hoặc nhiều hơn các bên đồng ý trên một điều kiện nào đó, nếu đáp ứng sẽ thực thi một việc. Tuy nhiên, khi điều kiện đó được thoả mãn, không loại trừ bên liên quan không triển khai thực hiện việc đã thoả thuận. Nhiều khi các bên lại phải viện dẫn đến hội đồng/toà án để phân xử. Khác biệt với hợp đồng truyền thống, trong hợp đồng thông minh, một khi điều kiện được đáp ứng, việc đã thoả thuận được tự động kích hoạt mà không một bên nào có thể tác động cản trở, ngăn chặn để hợp đồng không thực hiện được. Ví dụ nếu sinh viên vi phạm một số điều trong nội quy, hệ thống sẽ ghi nhận và ban hành các biện pháp kỷ luật mà không có trường hợp ngoại lệ. Hoặc trong việc đánh giá chất lượng giảng dạy, nếu đa số sinh viên có ý kiến đánh giá môn học không mang lại kiến thức thiết yếu, thì môn học đó sẽ được tổ chức, cải tiến lại hoặc sinh viên tham gia môn học đó sẽ được đăng ký học môn học khác mà không phải nộp thêm tiền học phí.

Blockchain cũng cung cấp một cách thức đơn giản, bảo mật để đánh giá năng lực của một cá nhân dựa trên các yêu cầu tuyển sinh đầu vào. Cách thức này về cơ bản đều được nhà tuyển sinh lẫn ứng viên đăng ký tuyển sinh đồng ý áp dụng do đặc điểm bảo mật của nó. Do blockchain là các cuốn sổ cái miễn nhiễm với sự thay đổi, vì vậy sẽ rất khó để giả mạo thông tin, ví dụ như ứng viên tuyển sinh khai đã tham gia một khoá học nhưng thực tế lại không như vậy; các nhà tuyển sinh sẽ dễ dàng xác thực được thông tin này qua công nghệ blockchain. Trong việc tuyển dụng giáo viên, blockchain cũng là công cụ cho phép tính minh bạch để lựa chọn giáo viên trong các trường học, nhằm bảo đảm rằng giáo viên sẽ được lựa chọn phù hợp với tính chất, nội dung môn học cũng như cung cấp một danh sách các môn học phù hợp với năng lực, phẩm chất của mỗi giáo viên.

Blockchain cũng có thể ứng dụng để tạo ra một cơ sở dữ liệu bảo mật về dữ liệu học tập và điểm số cho các hệ thống học trực tuyến. Phụ huynh học viên đã đặt câu hỏi về tính bảo mật các hệ thống trực tuyến này. Họ muốn có chức năng tìm kiếm thông tin về con cái mình tham gia các khoá học và thông tin về các giảng viên giảng dạy các khoá học đó. Thông tin này được dùng để đánh giá học viên, xem xét có đủ điều kiện để tham gia các khoá học tiếp theo hay không. Vậy nếu các thông tin này bị tấn công, làm giả mạo (bởi vì chúng được lưu trữ trên các máy chủ tập trung)? Công nghệ chuỗi khối sẽ cho phép bảo đảm an toàn thông tin đối với đủ mọi loại đối tượng từ học viên, cha mẹ, giáo viên đến các trường học, doanh nghiệp. Cũng cần lưu ý rằng việc học sẽ còn tiếp diễn sau khi ra trường. Các doanh nghiệp cũng đầu tư khá nhiều trong việc đào tạo người lao động. Công nghệ blockchain cho phép tạo ra giải pháp cân bằng giữa quá trình, nội dung đào tạo, chi phí và thời gian đào tạo.

Kinh nghiệm quốc tế ứng dụng blockchain trong giáo dục

Nhiều trường đại học trên thế giới đã bắt đầu triển khai công nghệ blockchain để theo dõi và lưu trữ bảng điểm và bằng cấp của sinh viên và thông tin của các đơn vị đào tạo. Ví dụ có thể kể tới là dự án “Blockcerts” do Phòng nghiên cứu truyền thông MIT thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ phát triển vào năm 2017; Blockcerts cung cấp bằng chứng nhận cho các học viên hoàn thành một số chương trình của MIT dưới dạng số hóa trên nền bảo mật của blockchain. Trường đại học Nicosia của Cộng hòa Síp cung cấp thông tin xác thực đầy đủ cho toàn bộ chương trình của họ trên nền tảng công nghệ blockchain. Hay như cơ sở đào tạo toàn cầu của Sony (Sony Global Education) đã công bố việc phát triển chuỗi khối mới để lưu trữ các bản ghi thông tin học tập.

blockchain trong giáo dục
blockchain trong giáo dục

Xu hướng nghiên cứu, triển khai công nghệ blockchain trong lưu trữ bảng điểm và đánh giá học sinh trong giáo dục phổ thông cũng nhận được nhiều quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Công ty Learning is Earning đã đưa ra một phát kiến về “edublock”, các khối dữ liệu về giáo dục gồm các thông tin về lịch sử học tập của cá nhân, các môn học, bài giảng, chủ đề, … mà cá nhân đó đã từng tham gia và kết quả, điểm số học tập của họ. Các khối edublock này được thu thập bởi các học viện, các trung tâm cộng đồng, … để xem xét cá nhân/ứng viên có phù hợp với công việc giảng dạy hay không, từ đó đưa ra quyết định mời cá nhân đó làm việc cho họ. Phát kiến về edublock được đánh giá có tiềm năng rất lớn, nếu dự án thành công sẽ mang lại tác động to lớn cho ngành giáo dục – đào tạo toàn cầu, và chính con người sẽ có thể sử dụng học vấn của mình làm token (thẻ xác thực) trong thế giới số.

Blockchain như một hệ thống quản lý mức độ đánh giá sự uy tín trong nghiên cứu khoa học. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, việc công bố một công trình nghiên cứu khoa học chưa đủ để đánh giá chất lượng nghiên cứu, mà còn phụ thuộc vào số lượng trích dẫn. Nhà khoa học sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến và tuyển dụng nếu công trình của họ được trích dẫn nhiều lần và đánh giá cao bởi các nhà chuyên môn có uy tín. Ví dụ, trường đại học sẽ kéo dài thời gian cấp học bổng cho nghiên cứu viên nếu quá trình nghiên cứu của người đó đạt kết quả tốt. Thử xem xét tình huống công nghệ chuỗi khối được áp dụng để lưu trữ thành tích khoa học của nhà khoa học trong một nhóm các cơ sở đào tạo. Mỗi cơ sở đào tạo sẽ được cung cấp một chỉ số uy tín (dựa trên mức độ uy tín – theo các bảng đánh giá như Đánh giá xếp hạng toàn cầu về các trường đại học). Mỗi nhà khoa học và cơ sở đào tạo sẽ có chỉ số uy tín lưu trữ trên chuỗi khối đào tạo toàn cầu (universal educational blockchain).

Khi đó, mỗi nhà khoa học hoặc cơ sở đào tạo đều có thể thực hiện giao dịch về uy tín. Ví dụ khi cơ sở đào tạo trao giải thưởng về nghiên cứu hoặc công nhận bằng cấp cho nhà khoa học, thì tương ứng với việc chuyển một phần chỉ số uy tín của mình sang cho nhà khoa học. Trường hợp nhà khoa học khi giảng dạy có thể chuyển chỉ số uy tín của mình sang học viên khi hoàn thành tốt khóa học. Cơ chế hợp đồng thông minh cho phép chi trả chỉ số uy tín khi thực hiện trích dẫn từng phần các kết quả nghiên cứu. Bất cứ ai cũng có thể đăng các thông tin trí tuệ trên chuỗi khối giáo dục và nếu thông tin trí tuệ này được trích dẫn hoặc xác nhận đồng nghĩa với người đó sẽ nhận được các chỉ số uy tín từ người trích dẫn/xác nhận.

Tiềm năng ứng dụng blockchain trong giáo dục – đào tạo của Việt Nam

Trong những năm gần đây, giáo dục – đào tạo luôn là chủ đề nóng hổi được trao đổi trong những diễn đàn về cải cách giáo dục, và đặc biệt trong những phiên Đại biểu quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ, giáo dục – đào tạo được đặt rất nhiều câu hỏi đòi hỏi Chính phủ đưa ra những phương án giải quyết kịp thời. Những vấn đề trong ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam gặp phải gồm:

(1) Tỷ lệ thất nghiệp cao, sinh viên ra trường ngày một tăng tuy nhiên khó khăn trong tìm kiếm công việc;

(2) Thiếu minh bạch trong hệ thống thi cử, điển hình là những vụ gian lận thi cử trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018;

(3) Năng lực của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ngoài ra còn có một số vấn đề khác nữa, nhưng trong bài viết này tác giả tập trung vào 03 nhóm vấn đề trên, bởi mối liên quan với ứng dụng công nghệ blockchain giúp cải thiện, tháo gỡ các vấn đề này.

(1) Blockchain giúp quản lý quá trình đào tạo

Với mỗi học sinh/sinh viên, toàn bộ các thông tin về quá trình đào tạo của mình sẽ được lưu trữ trên hệ thống blockchain, quản lý từ bảng điểm, thành tích, kết quả các kỳ thi. Các dữ liệu thông tin này được lưu trữ an toàn, chuẩn xác và có thể là vĩnh viễn. Đối với các nhà tuyển dụng, họ chỉ cần truy cập và xác minh dữ liệu thông tin về ứng viên trên hệ thống, công việc tuyển dụng sẽ rất dễ dàng; thậm chí một số công ty headhunter (các công ty nhân sự chuyên đi săn tìm các ứng viên tiềm năng theo yêu cầu của các công ty khách hàng) cũng có thể sử dụng dữ liệu được công khai trên hệ thống này để “săn tìm” những ứng viên phù hợp. Điều này cho thấy blockchain có khả năng giúp kết nối giữa các nhà tuyển dụng và các sinh viên ra trường, từ đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của nước ta.

(2) Để giải quyết sự thiếu minh bạch trong hệ thống thi cử, điều này hoàn toàn nằm trong khả năng ứng dụng của blockchain đã được nhiều chuyên gia nhận định từ trước tới giờ. Với cơ chế chống thay đổi thông tin, dữ liệu của blockchain, thì việc sửa điểm hay gian lận thi cử dường như đã có giải pháp cụ thể.

(3) Cơ chế hợp đồng thông minh của blockchain cho thấy khả năng ứng dụng giúp nhà trường đánh giá năng lực của đội ngũ giáo viên đang làm việc, từ đó đưa ra những phương án cải cách phù hợp.

Tuy blockchain chính bản thân nó đã chứng minh được tiềm năng ứng dụng vào ngành giáo dục – đào tạo, nhưng tại Việt Nam, hiện chưa có đơn vị nào có những dự án thử nghiệm ứng dụng blockchain vào hoạt động giáo dục – đào tạo. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước để phục vụ hoạt động chi cho giáo dục, đào tạo (theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội). Điều này cho thấy mối quan tâm hàng đầu của nước ta cho giáo dục, đào tạo và phát triển con người. Do vậy, ngành giáo dục của nước ta hoàn toàn có nguồn lực và cơ hội để ứng dụng những công nghệ cao phục vụ cải tiến, giúp thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Làm bằng đại học với công nghệ bảo mật blockchain

Ứng dụng blockchain vào công nghệ làm bằng đại học sẽ giúp thông tin khách hàng được bảo mật an toàn. Ngoài ra làm bằng đại học giá rẻ còn kết hợp với các chương trình ưu đãi khác như chạy hồ sơ gốc với chi phí thấp tăng tính an toàn khi sử dụng bằng giả.

Với công nghệ này dich vụ làm bằng đại học giả khó bị phát hiện hơn đảm bảo cho khách hàng yên tâm sử dụng. Khách hàng có thể lựa chọn thêm dịch vụ làm bằng đại học không cần đặt cọc tránh lừa đảo mà vẫn đảm bảo chất lượng uy tín của mình.