Cách tính phần trăm giảm giá? [Cập nhập 2023]

Trong thế giới mua sắm ngày nay, việc săn đón những ưu đãi giảm giá là một phần không thể thiếu trong kế hoạch tài chính của chúng ta. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những khuyến mãi này, chúng ta cần hiểu rõ về cách tính phần trăm giảm giá một cách chính xác. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách thức tính toán phần trăm giảm giá, cùng với một số ví dụ thực tế để áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.

Cách tính phần trăm giảm giá? [Cập nhập 2022]

Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 đưa ra định nghĩa về khuyến mại như sau: ”Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết về: Cách tính phần trăm giảm giá? [Cập nhập 2022].

1/ Phần trăm giảm giá được hiểu như thế nào?

Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 đưa ra định nghĩa về khuyến mại như sau: ”Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.

So với Luật Thương mại (1997), Luật Thương mại (2005) khi định nghĩa về khuyến mại đã có bổ sung hai điểm, đó là về mục đích của khuyến mại và cách thức khuyến mại thông qua quan hệ dịch vụ. Cụ thể là, mục đích của khuyến mại không chỉ nhằm xúc tiến việc bán hàng mà còn nhằm xúc tiến việc mua hàng và cung ứng dịch vụ.

Nói tóm lại, khuyến mại có thể được hiểu là cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí) nào đó. Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích nhất định này chính là dấu hiệu để phân biệt hoạt động khuyến mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác.

Theo quy định tại Điều 92 Luật Thương mại (2005) và từ Điều 7 đến Điều 13 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, các hình thức khuyến mại được áp dụng phổ biến trong hoạt động thương mại, bao gồm: hàng mẫu; tặng quà; giảm giá; bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi; bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi và tổ chức các sự kiện vì mục đích khuyến mại.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận. Trong thực tế, các hình thức khuyến mại này là các hình thức khuyến mại truyền thống và phổ biến, luôn được các doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và có sự kết hợp giữa nhiều hình thức cùng một lúc, như vừa giảm giá vừa tặng quà, vừa giảm giá vừa bốc thăm trúng thưởng, giảm giá hoặc tặng quà trong những “giờ vàng mua sắm” nhất định trong ngày,…Tuy nhiên, giảm giá vẫn thường là hình thức được doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.

Theo quy định tại  Luật Thương mại (2005), hình thức khuyến mại giảm giá là “Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã được đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện thao quy định của Chính phủ”. Vậy khuyến mại giảm giá là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó theo quy định của pháp luật.

2/ Đặc điểm của khuyến mại giảm giá:

Nếu bạn mua một sản phẩm nào đó có mức giá đã được giảm so với mức giá gốc, thì làm cách nào để kiểm tra giá gốc của sản phẩm trước khi giảm giá? Thông thường phần trăm giảm giá sẽ được biểu diễn dưới dạng được làm tròn, kèm theo ký hiệu đơn vị % phía sau.

Ví dụ chúng ta có 100 triệu => chiết khấu 3% của 100 triệu là 3 triệu, 5% là 5 triệu, 20% là 20 triệu, 50% là 50 triệu,…

Hoặc áp dụng công thức ví dụ phần mềm chatbot Fchat ưu đãi giảm giá 20% cho khách hàng.

Tổng đơn hàng cho gói PRO 1 năm là 2.388.000đ vậy khách hàng được giảm bao nhiêu tiền?

Ta có công thức: 2388000*0.2 = 477600

=> khách hàng được giảm 477.600đ

  • 5% = 0.05
  • 20% = 0.2
  • 40% = 0.4
  • 42% = 0.42

Tính phần trăm giảm giá sản phẩm được áp dụng và đặc biệt thường sử dụng khi mua bán các mặt hàng với số lượng lớn. Mọi người cần tính toán để mua được với giá hời nhất.

3/ Cách tính tính phần trăm giảm giá nhanh chóng, chính xác nhất hiện nay

cách nhanh nhất để tính phần trăm giảm giá các sản phẩm khi đi mua hàng nhanh nhất, bạn có thể áp dụng theo công thức phổ biến sau đây:

Số tiền được giảm = Số phần trăm giảm * Giá tiền / 100 %

Ví dụ: Tủ lạnh Samsung mua vào ngày thường có giá 5.600.000 đồng. Nhân dịp giáng sinh, khuyến mãi giảm 11%. Tính số tiền cần phải thanh toán nếu mua tủ lạnh khuyễn mãi nhân dịp giáng sinh là bao nhiêu?

Cách tính:

  • Số tiền được giảm khi mua tủ lạnh vào giáng sinh là: (11*5.600.000)/100 = 616.000 đồng.

=> Số tiền phải trả nếu mua tủ lạnh Samsung là: 5.600.000 – 616.000 = 4.984.000 đồng.

Có nghĩa là bạn tiết kiệm được 616.000 đồng nếu mua tủ lạnh Samsung vào dịp giáng sinh. Cách tính phần trăm giảm giá này rất đơn giản đúng không nào!

4/ Một số cách tính phần trăm giảm giá khác

Bên cạnh công thức tính phần trăm giảm giá, bài viết này còn đưa ra thêm cho các bạn một số công thức tính phần trăm khác bạn có thể tham khảo như:

Cách tính phần trăm tăng giá

Trong trường hợp sản phẩm có sự tăng giá so với giá gốc và để tính phần trăm tăng giá thì bạn có thể áp dụng tương tự theo cách trên bằng cách cộng % tăng giá với 100%:

Giá tiền sau khi tăng giá = Giá tiền gốc x [(100% + % tăng giá)/100]

Ví dụ: Bạn mua một sản phẩm có mức giá 680.000 và tăng giá 20% thì. Vậy giá của sản phẩm sau khi tăng giá là:

=> 680.000đ x [(100% + 20%)]/100) = 816.000đ

Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá

Nếu bạn mua một sản phẩm nào đó có mức giá đã được giảm giá thì cách thế nào để kiểm tra giá tiền trước khi giảm? Bạn có thể áp dụng ngay theo công thức sau:

Giá trị gốc = Giá sau khi giảm / Phần trăm còn lại sau khi đã chiết khấu

Ví dụ: Bạn mua mặt hàng có giá trị 1.000.000đ và cửa hàng đã ghi giảm giá 20% so với giá gốc thì bạn có thể kiểm tra giá tiền gốc như sau:

>>>Bước 1: Vì đã được giảm 20%, nên bạn lấy 100% – 20% = 80%

>>>Bước 2: Sau đó, 1.000.000/ 80% = 1.000.000/0,8 = 1.250.000đ

5/ Câu hỏi thường gặp

1. Phần trăm giảm giá là gì?

Phần trăm giảm giá là một chỉ số dùng để biểu thị mức độ giảm giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó thể hiện phần trăm tiền bạn sẽ tiết kiệm được so với giá gốc khi mua sản phẩm đó trong thời gian khuyến mãi.

2. Làm thế nào để tính phần trăm giảm giá?

Để tính phần trăm giảm giá, bạn cần trừ giá sau giảm giá (giá mới) cho giá trước giảm giá (giá gốc), sau đó chia kết quả cho giá gốc và nhân 100 để có phần trăm. Công thức: (Giá gốc – Giá mới) / Giá gốc * 100.

3. Có ví dụ cụ thể về cách tính phần trăm giảm giá không?

Chẳng hạn, nếu một sản phẩm có giá gốc là 1.000.000 đồng và sau giảm giá chỉ còn 800.000 đồng, thì phần trăm giảm giá sẽ là ((1.000.000 – 800.000) / 1.000.000) * 100 = 20%.

4. Phần trăm giảm giá có thể áp dụng cho mọi sản phẩm không?

Phần trăm giảm giá có thể áp dụng cho hầu hết sản phẩm và dịch vụ, tùy thuộc vào chính sách của người bán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có những trường hợp sản phẩm có giá thấp hơn giá gốc vì các yếu tố khác (sản phẩm cũ, lỗi nhỏ, cận hạn hết hạn sử dụng).

5. Làm thế nào để so sánh giữa các ưu đãi phần trăm giảm giá khác nhau?

Để so sánh giữa các ưu đãi phần trăm giảm giá khác nhau, bạn cần xem xét cả số tiền tiết kiệm thực tế và giá trị tương đối của các sản phẩm. Sản phẩm giảm giá 10% có thể tiết kiệm ít hơn một sản phẩm giảm giá 5%, nhưng có thể có giá trị tương đối cao hơn về mặt chất lượng hoặc tính năng.

6. Làm thế nào để biết mức giảm giá có hấp dẫn?

Mức giảm giá có hấp dẫn phụ thuộc vào loại sản phẩm và tình hình thị trường. Một giảm giá 20% trên một sản phẩm đắt đỏ có thể hấp dẫn hơn so với giảm giá 50% trên một sản phẩm giá rẻ. Tùy thuộc vào nhu cầu và giá trị cá nhân, bạn có thể quyết định mức giảm giá nào là thích hợp.

7. Có cách nào tính phần trăm tăng giá sau khi giảm giá không?

Để tính phần trăm tăng giá sau khi giảm giá, bạn cần trừ giá sau giảm giá cho giá trước giảm giá, sau đó chia kết quả cho giá trước giảm giá và nhân 100 để có phần trăm. Công thức: ((Giá mới – Giá gốc) / Giá gốc) * 100.

8. Tại sao việc tính toán phần trăm giảm giá quan trọng?

Việc tính toán phần trăm giảm giá giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị thực sự của một ưu đãi. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tránh những tình huống bị lừa dối bởi các khuyến mãi không thực sự hấp dẫn.

9. Cách tính phần trăm giảm giá có áp dụng cho cả số tiền lẻ không?

Có, bạn có thể áp dụng cách tính phần trăm giảm giá cho cả số tiền lẻ. Ví dụ: Nếu một sản phẩm giảm giá 15.000 đồng từ giá gốc 50.000 đồng, phần trăm giảm giá sẽ là ((50.000 – 15.000) / 50.000) * 100 = 70%.

10. Khi nào nên cân nhắc mua sản phẩm giảm giá?

Bạn nên cân nhắc mua sản phẩm giảm giá khi sản phẩm đó thực sự phù hợp với nhu cầu của bạn và đáp ứng các tiêu chí chất lượng. Không nên mua sản phẩm chỉ vì giảm giá mà không cần thiết.